Về chuyến Nam tiến lần thứ nhất của Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện
21/05/2015 , Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện
Xin giới thiệu đoạn trích trong bài viết “Lê Đức Thọ – Người lãnh đạo kiên cường, bản lĩnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ” của TS Nguyễn Danh Tiên – Viện Lịch sử Đảng. Bài viết có một chi tiết chưa chính xác là: ông Hoàng Thế Thiện không Nam tiến trong đoàn của ông Lê Đức Thọ mà đến tháng 09-1949, Bộ Quốc phòng mới cử ông Hoàng Thế Thiện làm Trưởng đoàn cán bộ quân sự vào tăng cường cho chiến trường Nam Bộ.
…
Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Từ đây, nhân dân Việt Nam lại một lần nữa phải đứng lên cầm vũ khí chiến đấu bảo vệ quyền bất khả xâm phạm của dân tộc. Hoà cùng khí thế đấu tranh của nhân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân Nam Bộ nhất tề đứng dậy kháng chiến giữ đất, giữ nhà. Chính tinh thần kháng chiến anh dũng, ngoan cường của đồng bào Nam Bộ đã góp phần làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài, căng kéo với ta.
Do nhận thức rõ vị trí đặc biệt quan trọng của Nam Bộ trong thế chiến lược chung nên Trung ương Đảng sớm có kế hoạch tăng cường lực lượng phong trào cách mạng nơi đây. Theo đó, giữa tháng 9-1948, Trung ương cử đoàn cán bộ Đảng, Chính phủ, quân đội do đồng chí Lê Đức Thọ, Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đảng làm trưởng đoàn, cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Thứ trưởng Phủ Chủ tịch (danh nghĩa trưởng phái đoàn Chính phủ) và Thiếu tướng Dương Quốc Chính (Lê Hiến Mai) đại diện Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào Nam Bộ. Cùng đi với phái đoàn có khoảng 30 cán bộ chính trị, quân sự cao, trung cấp như: Lê Toàn Thư, Lưu Quý Kì, Hoàng Thế Thiện… cùng nhiều cán bộ vừa tốt nghiệp Trường Sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Đây là quyết định mang tầm chiến lược, thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình và sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng và Bác Hồ đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ.
…
Nguồn: baonamdinh.com.vn
Các bài viết liên quan
- Chiến dịch Hồ Chí Minh qua hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Chiến dịch Xuân Lộc qua hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Trích hồi ký “Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Cú lừa địch ở Tây Nguyên
- Thức dậy những ký ức hào hùng
- Chiến dịch Xuân Lộc (từ 9 đến 20/4/1975)
- Bộ chỉ huy Miền trong tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
- Họp bàn Tổng tấn công
- Đột phá Xuân Lộc – Long Khánh mở toang cánh cửa vào Sài Gòn
- Bảo vật Quốc gia: Tấm bản đồ huyền thoại