Quân đoàn 4Mới nhấtCũ nhất
Ngày 23.12.2008, kỷ niệm 30 năm ngày tổng tấn công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, đẩy lùi quân Khmer Đỏ xâm phạm bờ cõi, mở đầu cho cuộc đấu tranh giải phóng nước bạn Campuchia thoát khỏi ách diệt chủng của tập đoàn Pon Pot- Ieng Sary. Trong cuộc chiến này có một vị tướng, một nhà lãnh đạo mà hình ảnh đã in sâu trong tâm trí những chiến sĩ quân tình nguyện, nhưng cũng ít được dư luận nhắc đến. Đó là Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (1922-1995), nguyên uỷ viên dự khuyết BCHTƯ Đảng khóa 4, thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm trưởng Ban B.68 Trung ương Đảng, phó tư lệnh chính trị Quân tình nguyện kiêm trưởng Đoàn chuyên gia Quân sự Việt Nam tại Campuchia,… được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
GIẢI MÃ VỀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN MANG MẬT DANH B.68 (PHẦN I) - 08/02/2015
Thân thế và sự nghiệp
Tôi thuộc thế hệ Cách mạng Tháng Tám, có mặt trong ngày lễ Độc lập 2-9-1945. Sau khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, chúng tôi giơ tay Thề Độc lập. Thế hệ tôi mang lời thề ấy trong trái tim mình, đi suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ cho tới ngày 30-4-1975 thì hoàn thành Lời thề Độc lập.
Giải phóng Sài Gòn – Hoàn thành Lời thề Độc lập - 07/03/2015
Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện
Sau khi đập tan hoàn toàn hệ thống chính quyền ngụy ở hai quân khu 1 và 2, giải phóng hoàn toàn 16 tỉnh… thời cơ chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam đã tới. Phiên họp lịch sử của Bộ Chính trị ngày 14-4-1975 hạ quyết tâm mở cuộc tổng tiến công chiến lược mang tên Bác Hồ-Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Đánh Trảng Bom, vào Sài Gòn - 07/03/2015
Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện
Sau thắng lợi ở chiến dịch cuối cùng chiến thắng đế quốc Mỹ, ngụy quyền, tấm bản đồ “Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh” đã đi vào huyền thoại thể hiện ý chí, quyết tâm của dân tộc Việt Nam.
Bảo vật Quốc gia: Tấm bản đồ huyền thoại - 12/03/2015
Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện
Sau khi tham gia giải phóng một vùng rộng lớn từ An Lộc Chơn Thành đến Thủ Dầu Một (Đường 13), giải phóng Định Quán – Lâm Đồng Tuyên Đức Jiring (Đường 20), Quân đoàn 4 mở rộng bàn đạp phía Đông Bắc Sài Gòn để tiến vào Sài Gòn. Từ 30 tháng 3 năm 1975, Quân đoàn 4 được lệnh mở chiến dịch giải phóng thị xã Xuân Lộc tỉnh Long Khánh
Đột phá Xuân Lộc – Long Khánh mở toang cánh cửa vào Sài Gòn - 18/03/2015
Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện
Hôm nay, đông đảo bạn chiến đấu của đồng chí Hoàng Thế Thiện trong Ban liên lạc truyền thống Cựu chiến binh Quân đoàn 4 tại thành phố Hồ Chí Minh vô cùng xúc động đến dự Lễ tưởng niệm đồng chí Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4 anh hùng nhân kỷ niệm 8 năm ngày đồng chí qua đời và 81 năm ngày sinh của đồng chí.
Một Chính ủy Quân đoàn mẫu mực - 23/03/2015
Kháng chiến chống Mỹ (Nam tiến lần thứ ba)
Ngày 22/4/1975, tại Hà Nội, Bộ Chính trị triệu tập họp khẩn cấp để hội ý về sự phát triển của tình hình cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam và đề ra chủ trương, phương châm lãnh đạo trong những ngày sắp tới.
Họp bàn Tổng tấn công - 24/03/2015
Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện
“Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến trường Nam bộ, cực Nam Trung bộ, Nam Tây Nguyên (gọi tắt là B2) giữ một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Chỉ huy trực tiếp các lực lượng vũ trang cách mạng trên địa bàn này là Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam, tên gọi tắt quen dùng là Bộ Chỉ huy Miền. Có thể nói, Bộ Chỉ huy Miền là cơ quan tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh ở một chiến trường lớn tại miền Nam, bao gồm các quân khu 6, 7, 8, 9, thành phố Sài Gòn-Gia Định và một số tỉnh trực thuộc” (Võ Nguyên Giáp). Ra đời từ năm 1961, Bộ Chỉ huy Miền là cơ quan chỉ huy cao nhất của các lực lượng vũ trang giải phóng trên chiến trường B2...
Bộ chỉ huy Miền trong tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 - 25/03/2015
Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện
Sau thắng lợi của chiến dịch Bình Giã (cuối năm 1964) và chiến dịch Đồng Xoài (từ ngày 10 tháng 5 đến ngày 22 tháng 7 năm 1965), Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – Chính ủy Quân giải phóng miền Nam tổ chức tổng kết và rút ra những bài học kinh nghiệm rất quan trọng góp phần thúc đẩy bước phát triển mới về lượng và chất cho Quân giải phóng miền Nam.
Anh Tư Thiện ở Công trường 9 - 29/03/2015
Kháng chiến chống Mỹ (Nam tiến lần thứ ba)
Chiến dịch Xuân Lộc (từ 9 đến 20/4/1975) – chiến dịch tiến công của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 nhằm đánh chiếm khu vực phòng thủ trọng yếu của quân đội Sài Gòn ở phía đông bắc Sài Gòn (Biên Hòa – Xuân Lộc – Bà Rịa – Vũng Tàu), tạo đà trực tiếp cho Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26 đến 30/4/1975), giải phóng Sài Gòn – Gia Định, kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam.
Chiến dịch Xuân Lộc (từ 9 đến 20/4/1975) - 01/04/2015
Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện
Ngày 27/01/2015, Bảo tàng Quân đoàn 4 long trọng tổ chức lễ tiếp nhận kỷ vật kháng chiến do gia đình cố Thượng tướng Hoàng Cầm và gia đình cố Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, nguyên Tư lệnh và Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4 trao tặng.
Bảo tàng Quân đoàn 4 tiếp nhận kỷ vật kháng chiến của Tư lệnh và Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4 - 03/04/2015
Tin tức
Trích hồi ký “Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - 12/04/2015
Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện
Theo kế hoạch đã định, ngày 9-4, những trận đánh cắt đường số 4 ở phía tây Sài Gòn và trận tiến công Xuân Lộc bắt đầu.
Chiến dịch Xuân Lộc qua hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - 14/04/2015
Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện
Thời cơ giành toàn thắng đã đến.
Tại Tổng hành dinh, tấm bản đồ toàn miền Nam nhanh chóng trở thành cũ so với tốc độ phát triển của chiến sự. Các đồng chí cán bộ tham mưu đã thay vào đó một bản đồ Nam Bộ tỷ lệ 1/200.000 chi chít những ký hiệu xanh, đỏ, thể hiện tình hình ta, địch mới nhất trên chiến trường trọng điểm, và một bản đồ Sài Gòn – Gia Định tỷ lệ 1/50.000.
Chiến dịch Hồ Chí Minh qua hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - 16/04/2015
Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Long Khánh (21-04-1975 – 21-04-2015), ngày 19-04-2015, Thượng tá Nguyễn Văn Tới – Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự Thị xã thay mặt lãnh đạo Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đã đến thăm gia đình cố Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tại Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện ở quận Tân Bình, TP.HCM.
Đại diện lãnh đạo Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đến thăm gia đình cố Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Long Khánh - 20/04/2015
Tin tức
Vào buổi chiều cuối tuần, một ông già đến tìm tôi ở cơ quan, trao cho tôi cái túi cói đựng con gà trống lớn, kèm theo cặp dứa chín. Khuôn mặt người cao tuổi nhưng rất ít nếp nhăn, da bóng, chứng tỏ người có cuộc sống viên mãn. “Xem truyền hình mới lần ra cậu ở đây. Biếu cậu chút quà miệt vườn!”. Ông già nói rồi cười chất phác
Chính ủy Hoàng Thế Thiện trong ký ức người dân “khu ổ chuột” - 30/04/2015
Thơ, văn về Hoàng Thế Thiện
Chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu tiểu thuyết sử thi bởi nó được coi như cái cột chống của ngôi nhà văn học. Ngôi nhà có cao ráo thoáng mát, bề thế vững chãi là nhờ ở những cái cột chống. Do vậy tìm hiểu cái cột chống tiểu thuyết sử thi cũng là một cách xem xét ngôi nhà văn học mở cửa về hướng nào, tình trạng ra sao… Do tính chất của bài viết, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào những nét thi pháp cơ bản là cấu trúc nhân vật và tư duy trần thuật.
Thể loại luôn được coi như là một cách tiếp cận, một phương thức chiếm lĩnh đời sống, một kênh giao tiếp với người đọc. Thể loại vừa ổn định, bền vững, vừa đổi mới trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử văn học...
Để văn học về LLVT và chiến tranh cách mạng xứng tầm hiện thực: Tiểu thuyết sử thi và sự đổi mới thi pháp - 19/12/2015
Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện
Chấp hành Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường quân sự tiến tới thống nhất đất nước, tháng 10-1973 Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính trị thành lập các quân đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ở Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ, từ đầu năm 1974, Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền đã chỉ đạo lập phương án tổ chức biên chế, dự thảo chức năng nhiệm vụ của một quân đoàn chủ lực trên chiến trường.
Sau khi thông qua kế hoạch tổ chức biên chế, ngày 20/7/1974, đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục chính thức công bố quyết định thành lập ...
Quân đoàn 4 – Cánh quân hướng Đông trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - 30/04/2016
Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện
Là đơn vị chủ lực cơ động chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Quân đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long đã sát cánh cùng với quân và dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
Đảng ủy – Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc quân đoàn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975. (Từ phải sang: Thiếu tướng Hoàng Cầm – Tư lệnh quân đoàn đứng thứ nhất, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện – Chính ủy, Bí thư Đảng ủy quân đoàn ngồi thứ hai).
Là đơn vị chủ lực cơ động chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Quân đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm Tư lệnh...
Quân đoàn 4 – “Quả đấm thép” hướng Đông trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - 30/04/2016
Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện
Dinh Độc Lập, ngày 30-04-1975
Dinh Độc Lập, ngày 30-04-1975 - 03/05/2016
Kháng chiến chống Mỹ (Nam tiến lần thứ ba)
Văn phòng UBND TP vừa có văn bản số 3371/VP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý về việc đặt tên đường nhân vật lịch sử Hoàng Thế Thiện.
Trước đó, UBND TP nhận được văn bản của Ban Liên lạc Truyền thống cựu chiến binh Quân đoàn 4 về đề nghị đặt tên đường nhân vật lịch sử Hoàng Thế Thiện. Đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (1922-1995), nguyên là: ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban B.68 Trung ương Đảng, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa II, Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, Chính ủy đầu tiên Quân đoàn 4...
Hà Nội xem xét đặt tên đường nhân vật lịch sử Hoàng Thế Thiện - 10/05/2016
Tin tức
Từ ngày 9 đến 16-4-1975, ta mở chiến dịch Xuân Lộc. Đây là chiến dịch đặc biệt quan trọng, diễn ra rất ác liệt vì địch tăng cường phòng thủ và kêu gọi binh sĩ tử thủ. Tuy nhiên, sau khi tấn công không hiệu quả, ta đã dùng mưu kế đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc, mở rộng đường tiến thực hiện Chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến dịch Xuân Lộc được coi là một điển hình về nghệ thuật dùng mưu kế đánh địch trong kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam hiện đại.
Chiến dịch Xuân Lộc – điển hình về nghệ thuật dùng mưu kế đánh địch - 28/04/2017
Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện