Về trang chủ

Nam BộMới nhấtCũ nhất

    • Ngày 23.12.2008, kỷ niệm 30 năm ngày tổng tấn công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, đẩy lùi quân Khmer Đỏ xâm phạm bờ cõi, mở đầu cho cuộc đấu tranh giải phóng nước bạn Campuchia thoát khỏi ách diệt chủng của tập đoàn Pon Pot- Ieng Sary. Trong cuộc chiến này có một vị tướng, một nhà lãnh đạo mà hình ảnh đã in sâu trong tâm trí những chiến sĩ quân tình nguyện, nhưng cũng ít được dư luận nhắc đến. Đó là Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (1922-1995), nguyên uỷ viên dự khuyết BCHTƯ Đảng khóa 4, thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm trưởng Ban B.68 Trung ương Đảng, phó tư lệnh chính trị Quân tình nguyện kiêm trưởng Đoàn chuyên gia Quân sự Việt Nam tại Campuchia,… được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

    GIẢI MÃ VỀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN MANG MẬT DANH B.68 (PHẦN I) - 08/02/2015
    Thân thế và sự nghiệp

    • Xin giới thiệu đoạn trích trong bài viết “Lê Đức Thọ – Người lãnh đạo kiên cường, bản lĩnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ” của TS Nguyễn Danh Tiên – Viện Lịch sử Đảng. Bài viết có một chi tiết chưa chính xác là: ông Hoàng Thế Thiện không Nam tiến trong đoàn của ông Lê Đức Thọ mà đến tháng 09-1949, Bộ Quốc phòng mới cử ông Hoàng Thế Thiện làm Trưởng đoàn cán bộ quân sự vào tăng cường cho chiến trường Nam Bộ.

    Về chuyến Nam tiến lần thứ nhất của Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện - 21/05/2015
    Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện

    • Chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu tiểu thuyết sử thi bởi nó được coi như cái cột chống của ngôi nhà văn học. Ngôi nhà có cao ráo thoáng mát, bề thế vững chãi là nhờ ở những cái cột chống. Do vậy tìm hiểu cái cột chống tiểu thuyết sử thi cũng là một cách xem xét ngôi nhà văn học mở cửa về hướng nào, tình trạng ra sao… Do tính chất của bài viết, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào những nét thi pháp cơ bản là cấu trúc nhân vật và tư duy trần thuật.

      Thể loại luôn được coi như là một cách tiếp cận, một phương thức chiếm lĩnh đời sống, một kênh giao tiếp với người đọc. Thể loại vừa ổn định, bền vững, vừa đổi mới trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử văn học...

       

    Để văn học về LLVT và chiến tranh cách mạng xứng tầm hiện thực: Tiểu thuyết sử thi và sự đổi mới thi pháp - 19/12/2015
    Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện

    • Chấp hành Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường quân sự tiến tới thống nhất đất nước, tháng 10-1973 Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính trị thành lập các quân đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam.

      Ở Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ, từ đầu năm 1974, Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền đã chỉ đạo lập phương án tổ chức biên chế, dự thảo chức năng nhiệm vụ của một quân đoàn chủ lực trên chiến trường.

      Sau khi thông qua kế hoạch tổ chức biên chế, ngày 20/7/1974, đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục chính thức công bố quyết định thành lập ...

       

    Quân đoàn 4 – Cánh quân hướng Đông trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - 30/04/2016
    Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện

    • Là đơn vị chủ lực cơ động chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Quân đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long đã sát cánh cùng với quân và dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

      Đảng ủy – Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc quân đoàn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975. (Từ phải sang: Thiếu tướng Hoàng Cầm – Tư lệnh quân đoàn đứng thứ nhất, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện – Chính ủy, Bí thư Đảng ủy quân đoàn ngồi thứ hai).
      Là đơn vị chủ lực cơ động chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Quân đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm Tư lệnh...

    Quân đoàn 4 – “Quả đấm thép” hướng Đông trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - 30/04/2016
    Bài viết có liên quan đến Hoàng Thế Thiện

Video

Chuyên mục

Tag